Đặc điểm hình thái và sinh thái của cây dổi ghép

Cây dổi ghép có tên khoa học là Michelia Mediocris Dand một trong những loại cây lấy gỗ chất lượng có giá trị kinh tế cao. Thân cây lớn cao đến 30m và đường kính lên đến 1m, trước đây cây phân bố ở các tỉnh phía Bắc là chủ yếu. Sau này người Bắc di dân vào Nam họ mang theo cây giống này vào khu vực Tây Nguyên để trồng. Nhận thấy cây sinh trưởng tốt cho thành phẩm gỗ tốt không hề thua kém nơi xuất xứ nên đã tiến hành nhân cây giống để trồng đại trà.



Những đặc điểm của cây dổi ghép

  • Dổi ghép còn có những tên gọi khác nữa đó là: dỗi bắc, dổi xanh, dổi lấy gỗ, dỗi Hòa Bình.
  • Võ cây dỗi có màu xám trắng bóng nhẵn, thân non có lông tơ mịn, cây càng lớn thì những lông tơ này cũng biến mất.
  • Cây mọc dáng thắng, ít phân thành nhiều cành nhánh và tán dạng hình dù. Đường kinh của tán cây là 5-7m.
  • Cây có lá mọc đơn chiếc hình dáng lá như cây cà phê có màu xanh lục ở hai mặt trên và dưới lá.
  • Lá có phần đỉnh hơi nhọn, đáy rộng, mặt lá nhẵn bóng, lá khi vò có hương thơm dễ chịu.
  • Đối với lá thành thục kích thước phiến lá 15cm rộng 5-6cm.
  • Hoa có 9 cánh phân chia làm 3 lớp với độ dài khác nhau, có màu vàng nhạt hương thơm ngát.
  • Mỗi quả dổi có từ 1-4 hạt, khi quả già sẽ chuyển sang màu đỏ, phơi khô màu sắc chuyển sang đen, nâu.
  • Cây dỗi ghép ra hoa vào thời điểm tháng 3-4 cho thu hoạch vào tháng 9-10.
  • Cây còn non có thể chịu bóng nhưng khi trưởng thành lại ưa sáng, có thể vươn cao hơn những cây khác nếu mọc trong rừng tự nhiên.
  • Dổi ghép là giống cây rừng nên thu hạt nên bà con nên trồng xen canh thêm một ít cây giống bưởi ruby thái vào để có thêm nguồn thu nhập nha.
  •  


Trồng cây dổi có dễ hay không?

Dổi là cây lâm nghiệp mọc hoang dại trong tự nhiên, có sức sinh trưởng nhanh, mạnh. Ít bị sâu bệnh tấn công gây hai, con người thuần hóa cây trồng này với nhiều mục đích khác nhau. Cây thuần hóa cũng có sức sinh trưởng, phát triển khỏe mạnh trong điều kiện chăm sóc tốt về phân bón, nước và phòng trừ sâu bệnh.

Cây dổi cũng như như cây trồng khác rất dễ, cụ thể kỹ thuật trồng với mật độ như thế nào? lượng phân bón lót và hố ra sao khi trồng mời bà con cùng đón đọc bài viết kế tiếp của HTX Nam Tây Nguyên để tìm hiểu chi tiết hơn,

Comments

Popular posts from this blog

Hienblog.Com trang web cho tải game miễn phí

[Giải đáp] Sơn gỗ gốc nước có bền khi sử dụng không?

Đàn hương sẽ phát triển như thế nào trên đất đồi